Tác dụng chữa bệnh của cây tràm

Tràm là cây có nguồn gốc từ Úc được phát tán vào nước ta. Hiện cây mọc hoang và cũng được trồng để tạo thành rừng ở vùng nước lợ nhằm giữ đất. Tuy nhiên ngoài công dụng để giữ đất tràm còn được dùng để trị sốt, sổ mũi, đau nhức xương khớp, thấp khớp, đau dây thần kinh, suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm ruột, ỉa chảy, lỵ, viêm da dị ứng….

> Xem thêm: Tinh dầu sả chanh chai 8ml

https://shopthaoduoc.vn/san-pham/54-tinh-dau-sa-chanh-treo-xe-oto-chai-8ml

Thành phần chủ yếu của lá cây là tinh dầu. Tỷ lệ dầu trên lá tươi là 2,5%, còn lá khô là 2,259%. Tinh dầu tràm là một chất lỏng không màu hoặc hơi vàng nhạt (một số nơi có tinh dầu tràm màu xanh nhưng đâu là màu được nhuộm chứ không phải màu tự nhiên. Tinh dầu có vị hơi cay, tạo cảm giác mát sau nóng, mùi thơm đặc biệt, tả tuyền. Nếu được tinh chế, thì tinh dầu sẽ trở nên trong, gần như không màu với D: 0,920 – 0,930, sôi ở 175°C, tan trong 2,5 đến 3 thể tích cồn 70°C, chỉ số khúc xạ 1,466- 1,472 quay từ 0° đến 3°40.

Công dụng của cây tràm

Theo dược học cổ truyền, lá tràm được dùng để chiết tinh dầu có mùi thơm, tính ấm, vị cay chát, vào hai đường kinh tỳ và phế. Nó có công dụng an thần giảm đau, hoạt huyết khu phong, tiêu đờm sát khuẩn. Bởi vậy, tinh dầu tràm thường được dùng trong việc phòng chống nhiều chứng bệnh như: giảm đau, chống viêm; chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho; chữa mụn nhọt, trứng cá, da dầu; chống hôi miệng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm loét niêm mạc miệng….

Trong nhân dân, lá và cành non của cây tràm còn được thu hái để pha hay hãm hoặc sắc với nước theo tỷ lệ 20g lá với 1 lít nước để uống nhằm kích thích tiêu hóa, chữa ho hoặc xông. Cũng có thể dùng tràm dưới dạng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5 với tên cồn khuynh diệp….

Ngoài ra, tràm thường được chưng cất thành tinh dầu. Dầu này thường được dùng nguyên chất để xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp, ho, cảm. Mặc dù tỉ lệ xineol trong tinh dầu tràm thấp hơn trong tinh dầu bạch đàn nhưng có nhiều ý kiến cho rằng khả năng sát trùng của tinh dầu tràm cao hơn dầu bạch đàn. Đặc biệt, người lớn và trẻ con đề có thể dùng để xoa bóp, thậm chí có thể uống với liều X (10 giọt) đến L (50 giọt) nhỏ vào nước, thêm đường để uống. Tinh dầu tràm cũng có thể tinh chế để tạo thành thuốc tiêm với nồng độ 5 – 10 hoặc 20%. Ngày tiêm dưới da 1 – 2 ống chứa khoảng 0,1 – 0,2g tinh dầu.

 ------Shop Thảo Dược - Quà Tặng Từ Thiên Nhiên-----

🌐 Bảo vệ sức khỏe: https://shopthaoduoc.net
☎️ Phone: (028) 66 85 8667
📞 Hotline: 0901 94 9898
✴️ Công ty TNHH thương mại VNTEA
✳️ Mã số thuế: 0315887723
📍 Số 87 đường Ngô Quyền, Phường Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sử dụng tinh dầu tràm chữa đau bụng

Những đều cần lưu ý khi dùng tinh dầu tràm

Công dụng của tinh dầu tràm đối với sức khỏe